Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Nhiều đồ cổ vật độc lạ triển lãm tài bảo tàng lịch sử ở Sài Gòn

 

Nhiều đồ cổ vật độc lạ triển lãm tài bảo tàng lịch sử ở Sài Gòn. Các nhà sưu tập tư nhân giới thiệu một số loại vũ khí hơn 1.000 năm tuổi. Đồ gốm, đồng có thiết kế tinh xảo.

XEM THÊM

- Chiếc cốc cổ 3.500 năm tuổi dùng một lần của người ...

- Vì cất giấu kho báu nghìn năm tuổi gồm nhiều xu cổ ...

- Cổ vật gốm sứ khai quật từ xác tàu đắm được Triển ...


Triển lãm chuyên đề "Nét cũ dấu xưa" tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Giới thiệu về các cổ vật của 27 nhà sưu tập bao gồm nhiều chất liệu: Gốm sứ, đồng, gỗ, pháp lam... Có xuất xứ chủ yếu từ Việt Nam.

Triển lãm chia thành các chủ đề như: Vũ khí, ấn chương, gốm sứ, pháp lam... Các loại vũ khí được trưng bày chủ yếu là cây qua, kiếm, mũi giáo; có niên đại hơn 2.000 năm, được xác định thuộc văn hóa Đồng Nai.

Bộ sưu tập gốm sứ rất đa dạng với nhiều vật dụng đời thường như ấm, bình, chậu, tách đĩa, bình vôi... Có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến 20, chủ yếu xuất xứ từ Việt Nam. Ngoài ra còn có đồ gốm của Trung Quốc, Nhật Bản..

Xưa nhất trong khu trưng bày đồ gốm là bộ bình uống rượu bằng gốm men. Có niên đại khoảng thế kỷ thứ 2, nguồn gốc từ Việt Nam.

Khu trung tâm trưng bày các hiện vật gốm Cây Mai; bao gồm phù điêu tượng ông Nhật, bà Nguyệt. Ngoài ra còn có các tượng tạo hình các nhân vật trong tích truyện xưa của Trung Quốc. Sản phẩm thường trang trí trên nóc hội quán, chùa miếu của người Hoa. 

Đồ cổ vật thờ cúng có bộ tượng ba bức gồm Hộ pháp. Tiêu Diện đại sĩ bằng gốm men màu của Việt Nam niên đại thế kỷ 19.

Những ấn chương (con dấu) từ thế kỷ 14 đến 19. Cung cấp thông tin về cơ cấu tổ chức hành chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử phong kiến.

Bộ sưu tập pháp lam chủ yếu là các vật dụng trong đời sống cung đình Huế: Như ấm, tách, ly, dĩa... Pháp lam là đồ thủ công mỹ nghệ bằng đồng hoặc kim loại; được tráng men trang trí nhiều màu và nung ở 1.000 độ C. Pháp lam có xuất xứ từ phương Tây, được người Trung Quốc tiếp nhận và truyền sang các nước lân cận.

Nổi bật là pháp lam bộ tách và dĩa mang đề tài song long chầu nhật. Với kỹ thuật đắp nổi hình rồng tinh xảo từ thế kỷ 19.

Chiếc lục lạc và đồ dùng để móc võng làm bằng kim loại của người Việt. Có niên đại từ thế kỷ 12 đến 14.

Pho tượng Di Đà tam tôn gồm ba tượng Phật A Di đà, Quan Thế âm, Đại Thế chí bằng gỗ; cùng đứng chung một bệ theo phong cách Nhật Bản, có niên đại thế kỷ 19.

Chiếc lư đồng cách điệu hình quả lựu có niên đại đầu thế kỷ 20, xuất xứ từ Việt Nam. 

Quỳnh Trần: vnexpress.net

>>> XEM THÊM...
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ KIM QUÝ PHÚC LỘC PHÁT
229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
https://thegioivatphamphongthuy.vn/
0974622815 - 0961725188
lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Hàng nghìn món đồ cổ vật phủ kín ngôi nhà 2 tầng ở Cần Thơ

Một ông chủ ở Cần Thơ sử dụng những món đồ cổ đã sưu tầm trong nhiều năm, làm vật dán kín ngôi nhà hai tầng, rộng hàng trăm mét vuông để thỏa niềm đam mê sưu tầm. Đây cũng là nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về cổ vật.


TIN TỨC MỚI

Ngôi nhà hai tầng được chủ nhân là anh Phạm Văn Hai, ngụ TP Cần Thơ phủ kín những món đồ xưa - Ảnh: CHÍ HẠNH

Ngôi nhà hai tầng được chủ nhân là anh Phạm Văn Hai, ngụ TP Cần Thơ phủ kín những món đồ xưa

Căn nhà hai tầng, rộng hàng trăm mét vuông nằm cuối con đường Xuân Hồng, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ được ông chủ Phạm Văn Hai, 36 tuổi, cho phủ kín các món đồ xưa, cổ vật như chén, đĩa, bình hoa, thố…
Hôm nay, ngày 29-7, cũng là ngày anh Hai cho mở cửa ngôi nhà và đón khách gần xa đến chiêm ngưỡng. Anh Hai chia sẻ, mình vốn là người kinh doanh ximăng và kinh doanh bất động sản.
"Nhiều năm trước, mình đến nhiều quán cà phê có dân buôn bán, giao lưu đồ cổ quy tụ nên bắt đầu rất thích thú. Niềm say mê đến với mình từ 3 năm trước, từ dạo đó đến giờ mình hay nhờ bạn bè khắp cả nước và lên mạng sưu tầm những món đồ xưa, trong đó có cả cổ vật. Đến nay mình đã sở hữu hơn 5.000 món đồ" - anh Hai cho biết.
Theo chủ nhân, những món đồ được trang trí, dán kín tường cả trong lẫn ngoài ngôi nhà có tuổi đời từ thời văn hóa Óc Eo, cho đến gần 100 năm tuổi. "Mấy năm sưu tầm, mình cũng không nhớ nổi là đã chi ra hết bao nhiêu tiền. Cái đó mình không quan tâm mấy, chỉ mua vì sở thích, ai cùng sở thích cứ đến đây chiêm ngưỡng" - anh Hai tâm sự.
Ngoài những món đồ cổ là gốm sứ, anh Hai còn sưu tầm tất cả các món đồ cổ vật bằng đồng, đèn dầu, máy móc, lư hương cổtiền cổ

Bộ thố, chén, đĩa bằng gốm sứ từ năm 1967 

Bộ bình hoa cổ được treo trên tường trong nhà.

Bộ lư đồng quý và dàn đèn gió được trưng bày trên nóc cầu thanh và tầng 1 của ngôi nhà.

Nét hoa văn độc đáo trên bộ bình treo trên tường.


Theo:CHÍ HẠNH
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ QUÝ KIM QUÝ PHÚC LỘC PHÁT
229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội