Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

NHỮNG Ý NGHĨA TUYỆT VỜI CỦA BẢN MỆNH PHẬT BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ

Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đại Thế Chí Bồ Tát là vị Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.


Trí tuệ và công đức của Bồ Tát Đại Thế Chí
Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh.
Trí tuệ là thanh gươm tinh nhuệ cắt đứt mọi ràng buộc, vướng mắc trong cõi trần ai mà đức Đại Thế Chí đã đạt được trải qua nhiều kiếp tu hành tích lũy biết bao công phu.
Bồ Tát Ðại Thế Chí biểu trưng cho đức tinh tấn và ánh sáng trí tuệ, nói lên hạnh nguyện đại hùng, đại lực, đại tinh tấn và ánh sáng trí tuệ vô biên chiếu khắp mọi loài chúng sanh, có thể phá trừ vô minh, điều phục tham sân si, chuyển hóa phiền não thành bồ đề.


Ý nghĩa tượng Bồ Tát Đại Thế Chí
Đại Thế Chí Bồ Tát xuất hiện trong kinh phật với hình ảnh hiền hòa, đôi mắt sáng, trên tay ngài mang theo nhành hoa sen xanh mới nở, tượng trưng cho sự thanh tịnh. Màu xanh của hoa sen tỏa ánh sáng xanh trên cõi trời tây phương tịnh độ, và còn là sức mạnh tinh tấn của chánh định, là trí tuệ siêu việt như trời biển tĩnh lặng rộng lớn bao la bát ngát.
Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại vượt thoát khỏi bùn nhơ, thành tựu trí tuệ .Tóc của ngài búi lại giống như hoa sen đỏ, trên búi tóc có bảo bình, bên trong bảo bình chứa đầy ánh sáng trí tuệ. Ngài dùng ánh sáng đó để độ hóa tất thảy chúng sinh.
Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sinh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ Tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.

Ý nghĩa Bồ Tát Đại Thế Chí đối với tuổi Ngọ
Trong văn hóa Việt, Bồ Tát Đại Thế Chí là Phật Bản Mệnh của người tuổi Ngọ. Ngài sẽ giúp luôn thuận buồm xuôi gió, thành công trong sự nghiệp. Phật quang phổ chiếu ánh sáng của nhà Phật, chiếu đến khắp nơi sẽ giúp cho “gặp hung hóa cát”, luôn cát tường, may mắn như ý nguyện, đi trên những con đường sáng, phát huy được hết trí tuệ.
Đeo bản mệnh Phật Đại Thế Chí Bồ Tát giúp cho người tuổi Ngọ bớt thị phi, tránh bị tiểu nhân lợi dụng. Đồng thời vị Bồ Tát này tượng trưng cho quang minh, trí tuệ nên bản mệnh sáng suốt hơn khi nhìn nhận vấn đề, dễ mang tới thành công.
Để hóa giải những tai ương, giải vây những kiếp nạn người tuổi Ngọ nên mang theo hoặc đặt phong thủy bản mệnh của mình Phật bản mệnh Đại Thế Chí Bồ Tát

Ý nghĩa khi sử dụng Bồ Tát Đại Thế Chí
Ý nghĩa sâu xa của việc đeo dây chuyền hình Bồ Tát Đại Thế Chí, là hướng con người đến điều thiện, mang trang sức hình Bồ Tát Đại Thế Chí bên mình để nhắc nhở bản thân, đoạn trừ cái ác, qua đó mà mọi tai ương đều được hóa giải. Nếu người đeo Phật hộ mệnh chuyên làm việc ác, tìm mọi cách chia rẽ, phá quấy người khác thì chẳng cứ sau này phải nhận quả báo mà có thể ứng hiện ngay trước mắt, trong đời này, kiếp này.

MAXI chính là đơn vị hàng đầu hiện nay cung cấp trang sức và vật phẩm Mặt Phật Bản Mệnh Đại Thế Chí Bồ Tát, bằng chất liệu tự nhiên cao cấp 100%. Với bề dày kinh nghiệm lâu đời chúng tôi tự tin trao tới tay khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, uy tín nhất. Khi khách hàng có bất cứ nhu cầu nào tìm hiểu thông tin về mặt Phật bản mệnh nói chung và Mặt Phật Bản Mệnh Đại Thế Chí Bồ Tát nói riêng thì có thể liên hệ ngay với hotline của chúng tôi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn.

PHONG THỦY MAXI
Địa chỉ:
- CS1: 229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
- CS2: CT3B-X2, Bắc Linh Đàm
Hotline: 0974.622.815 - 0961.725.188
Email: lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

CÁCH CHỌN MẶT PHẬT BẤT ĐỘNG MINH VƯƠNG HỢP TUỔI VÀ HỢP MỆNH

Người sinh năm Dậu và năm Tuất: Sẽ nhận được sự phù hộ, độ trì của Phật Bất động Minh vương – tượng trưng cho lý tính. Phật Bất động Minh vương cùng với Quan Thế Âm Bồ tát, Địa Tạng Bồ tát là ba vị phật lớn thường gặp nhất ở Tây Tạng. Những người sinh năm Dậu coi Bất Động Minh Vương là Phật bản mệnh sẽ có được sự bảo vệ của ngài, một đời được thuận lợi, bình an như ý.


Vì sao người tuổi Dậu và tuổi Tuất nên đeo mặt Bất Động Minh Vương
Bất Động Minh Vương là bản tôn có địa vị vô cùng cao quý, quan trọng nhất trong Ngũ đại Minh vương, được tôn xưng là “Bất Động tôn”. Ngài lại là ứng, hoá thân của Đại Nhật Như Lai, thị hiện tướng mạo phẫn nộ, trụ trong lửa tam muội để tiêu trừ chướng nạn trong ngoài và sự ô uế, tiêu diệt tất thảy ma quân oán địch, quỷ dữ, mang phước lạnh cho chúng sinh.

Chọn loại đá, màu sắc mặt Bất Động Minh Vương hợp mệnh theo năm sinh
Tuỳ vào năm sinh, mỗi người tuổi Dậu và tuổi Tuất sinh vào năm khác nhau có mệnh khác nhau, dựa vào quy luật ngũ hành tương sinh – tương khắc nên chọn như sau:
Đối với người tuổi Dậu
- Sinh năm 1969 – tuổi Kỷ Dậu – mệnh Thổ nên đeo mặt Bất Động Minh Vương màu đỏ, nâu vàng bằng đá mã não đỏ, đá mắt hổ
- Sinh năm 1981 – tuổi Tân Dậu – mệnh Mộc nên đeo mặt Bất Động Minh Vương màu xanh, đen bằng đá cẩm thạch, đá núi lửa obsidian
- Sinh năm 1993 – tuổi Quý Dậu – mệnh Kim nên đeo mặt Bất Động Minh Vương màu nâu vàng, vàng, trắng bằng đá mắt hổ, đá mã não trắng
- Sinh năm 2005 – tuổi Ất Dậu – mệnh Thuỷ nên đeo mặt Bất Động Minh Vương màu đen, vàng, trắng bằng đá núi lửa, mã não trắng


Đối với người tuổi Tuất
- Sinh năm 1970 – tuổi Canh Tuất – mệnh Kim nên đeo mặt Bất Động Minh Vương màu nâu vàng, vàng, trắng bằng đá mắt hổ, mã não trắng
- Sinh năm 1982 – tuổi Nhâm Tuất – mệnh Thuỷ nên đeo mặt Bất Động Minh Vương màu đen, vàng, trắng bằng đá núi lửa obsidian, đá mã não trắng
- Sinh năm 1994 – tuổi Giáp Tuất – mệnh Hoả nên đeo mặt Bất Động Minh Vương màu đỏ, xanh bằng đá cẩm thạch, mã não đỏ
- Sinh năm 2006 – tuổi Bính Tuất – mệnh Thổ nên đeo mặt Bất Động Minh Vương màu đỏ, nâu vàng bằng đá mã não đỏ, mắt hổ

MAXI chính là đơn vị hàng đầu hiện nay cung cấp trang sức và vật phẩm Phật Bất Động Minh Vương chính hãng, bằng chất liệu tự nhiên cao cấp 100%. Với bề dày kinh nghiệm lâu đời chúng tôi tự tin trao tới tay khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, uy tín nhất. Khi khách hàng có bất cứ nhu cầu nào tìm hiểu thông tin về mặt Phật bản mệnh nói chung và Phật Bất Động Minh Vương nói riêng thì có thể liên hệ ngay với hotline của chúng tôi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn.

PHONG THỦY MAXI
Địa chỉ:
- CS1: 229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
- CS2: CT3B-X2, Bắc Linh Đàm
Hotline: 0974.622.815 - 0961.725.188
Email: lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

CÁCH CHỌN MẶT PHỔ HIỀN BỒ TÁT HỢP MỆNH HỢP TUỔI

Trong số 12 con giáp thì tuổi Thìn và tuổi Tỵ (tứ con Rồng và Rắn) được Đức Phổ Hiền Bồ Tát độ mạng, phù hộ độ trì. Chính vì thế, những người tuổi Thìn và tuổi Tỵ cần lưu ý để chọn hình tượng của Ngài sao cho hợp tuổi, màu sắc hợp mệnh để đem lại bình yên và may mắn.
Do đâu những người "cầm tinh con Rồng và Rắn" nên đeo mặt Phổ Hiền Bồ Tát?
Trong văn hoá dân gian thì người tuổi Thìn và tuổi Tỵ được ngài Phổ Hiền Bồ tát độ mạng. Như tên gọi của ngài có nghĩa là Biến Cát, chữ “Phổ” nghĩa là tất thảy khắp muôn nơi, chữ “Hiền” nghĩa là điều tối diệu thiện. Phổ Hiền nghĩa là hạnh nguyện mang những điều thiện lành, tươi đẹp phổ chiếu khắp muôn nơi cho chúng sinh.
Lưu ý khi chọn mặt Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát
Khi lựa chọn mặt Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát nên lựa chọn hình tượng điêu khắc rõ nét, tinh xảo, khuôn mặt phúc hậu. Để không bị nhầm lẫn với các hình tượng khác thì nên lưu ý hình tượng của ngài được điêu khắc là:
- Khuôn mặt Đức Bồ Tát phúc hậu, hiền từ;
- Cưỡi trên lưng con voi bạch tạng – linh vật có sức mạnh vô địch hỗ trợ cho Ngài;
- Một tay Ngài cầm hoa sen biểu thị có thể thực hiện được tất cả nguyện vọng của chúng sinh. Một tay thả xuống biểu thị thoả mãn hết nhu cầu mong ước của chúng sinh.
Cách chọn loại đá, màu sắc Mặt Phật Bản Mệnh Phổ Hiền Bồ Tát hợp mệnh theo năm sinh
Tuỳ vào năm sinh, mỗi người có mệnh khác nhau mà chọn màu sắc đá khác nhau.
Đối với người tuổi Thìn:
- Sinh năm 1964 – tuổi Giáp Thìn – mệnh Hoả nên đeo mặt Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát màu đỏ, màu xanh bằng đá mã não đỏ, cẩm thạch xanh ngọc;
- Sinh năm 1976 – tuổi Bính Thìn – mệnh Thổ nên đeo mặt Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát màu đỏ, nâu vàng bằng đá mã não đỏ, mắt hổ nâu vàng;
- Sinh năm 1988 – tuổi Mậu Thìn – mệnh Mộc nên đeo tmặt Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát màu xanh, đen bằng đá cẩm thạch xanh ngọc, đá núi lửa obsidian;
- Sinh năm 2000 – tuổi Canh Thìn – mệnh Kim nên đeo mặt Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát màu nâu vàng, vàng, trắng bằng đá mắt hổ nâu vàng, đá mã não trắng.
Đối với người tuổi Tỵ:
- Sinh năm 1965 – tuổi Ất Tỵ – mệnh Hoả nên đeo mặt Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát màu đỏ, xanh bằng đá mã não đỏ, cẩm thạch xanh ngọc
- Sinh năm 1977 – tuổi Đinh Tỵ – mệnh Thổ nên đeo mặt Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát màu nâu vàng, màu đỏ bằng đá mắt hổ nâu vàng, đá mã não đỏ
- Sinh năm 1989 – tuổi Kỷ Tỵ – mệnh Mộc nên đeo mặt Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát màu xanh, đen bằng đá cẩm thạch, đá núi lửa obsidian
- Sinh năm 2001 – tuổi Tân Tỵ – mệnh Kim nên đeo mặt Phật bản mệnh Phổ Hiền Bồ Tát màu nâu vàng, vàng, trắng bằng đá mắt hổ, đá mã não trắng hoặc cẩm thạch trắng


PHONG THỦY MAXI
Địa chỉ:
- CS1: 229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
- CS2: CT3B-X2, Bắc Linh Đàm
Hotline: 0974.622.815 - 0961.725.188
Email: lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

Ý NGHĨA VÀ CÁCH BẢO QUẢN MẶT PHẬT BẤT ĐỘNG MINH VƯƠNG

Bất Động Minh Vương là một trong năm Đại Minh Vương hoặc là trong Bất Đại Minh Vương của Mật Giáo, ngài còn có tên gọi khác là Bất Động Kim Cang Minh Vương, Bất Động Tôn, Vô Động Tôn, Vô Động Tôn Bồ Tát, mật hiệu là Thường Trụ Kim Cang.



Ý nghĩa khi sử dụng mặt Phật Bất Động Minh Vương
Phật Bất Động Minh Vương thể hiện tướng phẫn nộ và hung tợn, được bao quanh bởi ngọn lửa. Mặt phật thể hiện cho chính nghĩa, đốt cháy và thiêu rụi những dơ bẩn, oán hận và sân si. Phật độ mệnh cho chủ nhân luôn tỉnh táo, sáng suốt và lý trí.
Phật bất động minh vương còn được biết đến như Mặt Phật Bản Mệnh Tuổi Dậu , bồ tát sẽ che chở, bảo vệ tín đồ khỏi những đe dọa và hiểm nguy, soi đường chỉ lối và là khắc tinh của yêu ma, quỷ quái.
Phật sẽ thiêu rụi tất thảy mọi sầu lo, phiền muộn, giúp tâm hồn ta luôn luôn được thanh tịnh và bình yên. Mọi lo lắng, bất an sẽ dần tan biến và cuộc sống bình yên đẹp tươi sẽ luôn luôn hiện diện quanh ta.
Sự uy nghiêm và dũng mãnh của ngài Bất Động Minh Vương sẽ khiến hết thảy vạn vật đều phải nghiêng mình tôn kính. Ngài luôn mang theo thanh kiếm sắc bên mình để phá hủy tam độc tham - sân - si đầu độc tâm hồn kẻ ngu muội. Bên trái có sợi dây có sức mạnh trói chặt những kẻ ham muốn và độc ác. Đó chính là sức mạnh mà ngài bất động minh vương sở hữu để diệt trừ tà khí, đêm đến sự công bằng và chính nghĩa.
Bất động minh vương với sứ mệnh cao cả đó là bảo vệ Tâm Bồ Đề. Âu là phàm nhân hay phật tử, chỉ cần có tâm hồn trong sáng ngay thẳng, bỏ qua được cám dỗ của tham - sân - si cũng sẽ được ngài chở che và dành đặc ân.
Truyền thuyết về ngài Bất Động Minh Vương xuất thân ở Hỏa Sinh Tam Muội, có sức mạnh thiêu rụi mọi dơ bẩn, ô uế, yêu ma đều phải khiếp sợ. Và để thể hiện thành tâm, ngài đã nguyện rằng: “Nếu có người nào thấy thân Ta thì được Tâm Bồ Đề, nghe tên Ta thì chặt đứt được nghi hoặc liền tu Thiện. Nghe ta nói thì được Đại Trí Tuệ. Biết Tâm ta thì Tức Thân Thành Phật.”
Mặt phật Bất Động Minh Vương sẽ soi đường chỉ lối, giúp ta tránh xa những kẻ tiểu nhân và những tà ma, giúp tâm hồn trong sáng và mọi sự bình an.
Giữ mặt phật Bất Động Minh Vương theo người và thành tâm cầu nguyện sẽ khiến ta luôn được hanh thông, sáng suốt và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp.


Cách bảo quản mặt Phật Bất Động Minh Vương
Mặt phật Bất Động Minh Vương là linh vật thiêng liêng cao quý, ta phải luôn lau chùi sạch sẽ tuyệt đối không được để bụi bẩn hay trầy xước.
Phải luôn giữ phật độ mệnh được kín đáo, không nên để người khác chạm vào và để bừa bãi, lung tung.

Liên hệ để được tư vấn và mua mặt Phật Bất Động Minh Vương
MAXI là đơn vị cung cấp mặt Phật Bất Động Minh Vương và các mặt phật bản mệnh khác với mức giá hợp lý nhất thị trường. Cùng với đội ngũ tư vấn am hiểu về mệnh lý. Luôn luôn sát cánh đem tới cho quý khách hàng những món trang sức đá phong thủy tốt nhất, chất lượng nhất.

MAXI chính là đơn vị hàng đầu hiện nay cung cấp trang sức và vật phẩm Phật Bất Động Minh Vương chính hãng, bằng chất liệu tự nhiên cao cấp 100%. Với bề dày kinh nghiệm lâu đời chúng tôi tự tin trao tới tay khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, uy tín nhất. Khi khách hàng có bất cứ nhu cầu nào tìm hiểu thông tin về mặt Phật bản mệnh nói chung và Phật Bất Động Minh Vương nói riêng thì có thể liên hệ ngay với hotline của chúng tôi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn.

PHONG THỦY MAXI
Địa chỉ:
- CS1: 229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
- CS2: CT3B-X2, Bắc Linh Đàm
Hotline: 0974.622.815 - 0961.725.188
Email: lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

Bồ Tát Phổ Hiền - Ngài là ai?

Bồ Tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.
Phổ Hiền Bồ Tát đại biểu cho lý, định, hạnh, nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của chư Phật.
Ngài cùng Đức Văn Thù Bồ Tát cũng diễn giải sự hoàn bị viên mãn của lý trí, định tuệ và hạnh chứng của Như Lai. Cả hai vị bản tôn cùng với Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Mật Tông xưng tụng Bồ Tát Phổ Hiền là Thiện Nhiếp Kim Cương, Chân Như Kim Cương, Như Ý Kim Cương. Ngài còn được xem là đồng thể với Kim Cương Tát Đỏa.
Khi Đức Phổ Hiền chưa xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô. Danh hiệu Phổ Hiền xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ Tát, về sau xuất hiện ở nhiều kinh khác như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa nên trở thành phổ biến.
Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành; cỡi voi trắng 6 ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai. Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (6 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).
Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền có nguyện với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ đến não hại.
Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài; thấy và chạm đến thân ngài; hay nằm mộng thấy ngài; hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.
Tại Việt Nam, hằng năm tín đồ Phật Giáo cử hành lễ vía ngài đản sanh vào ngày 21 tháng hai âm lịch và lễ vía ngài thành đạo vào ngày 23 tháng Tư Âm lịch.



PHONG THỦY MAXI
Địa chỉ:
- CS1: 229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
- CS2: CT3B-X2, Bắc Linh Đàm
Hotline: 0974.622.815 - 0961.725.188
Email: lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

Tìm hiểu sự tích về Phật A Di Đà

SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: “Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì”. Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
Vua ấy có nhiều người con và có một vị đại thần, tên là Bảo Hải, con dòng Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn.
Ông Bảo Hải lại có một người con trai tướng tốt lạ thường, từ dưới chân lên đến trên đầu đều có ba mươi hai dấu tốt.
Khi con ông mới sanh ra, thì có các hàng khách tôn quý đem nhiều đồ lễ vật đến dưng cho, nhơn vậy mà đặt tên là Bảo Tạng.
Lúc khôn lớn, thì Bảo Tạng xem biết việc đời là thống khổ thân mạng lại vô thường, tự nhiên sanh lòng chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa, liền xuất gia tu hành, chẳng đặng bao lâu mà đã thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai, đủ các đạo Pháp nhiệm mầu, thần thông rộng lớn. Khi thành Phật rồi, thì Ngài dạo khắp các nơi mà hóa độ chúng sanh, có nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, nên nhơn dân ai nấy cũng sẵn lòng hoan nghinh.
Có một bữa kia, vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng cùng Đại chúng đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, thì tự nghĩ rằng: “Nay Ta muốn đến chỗ Phật, đặng xem coi giảng Đạo lý gì mà thiên hạ tín ngưỡng đông như thế!”
Nghĩ như vậy rồi, vua cùng các vị vương tử, đại thần và quyến thuộc bèn đến vườn Diêm phù lễ Phật vừa xong, liền đi chung quanh ba vòng, rồi ngồi bên Ngài mà nghe Pháp.
Vua Vô Tránh Niệm xem thấy Đức Bảo Tạng Như Lai khoanh chân ngồi trên bảo tọa có hình con sư tử, rất bực trang nghiêm, đủ tướng tốt đẹp, chung quanh thân Ngài có ánh sáng nhiều sắc chói lòa.
Còn trong Pháp hội thì thấy: nào là những người đã xuất gia làm đệ tử của Phật cạo tóc đắp y, nào là những hàng vương tử đại thần mặc đồ anh lạc, nào là cung nga mỹ nữ dung mạo tốt xinh, nào là sĩ, nông, công, thương, áo xiêm chỉnh đốn, kẻ thì chấp tay ngồi im lặng, người thì quỳ gối thưa hỏi, xem bộ ai nấy cũng chăm ngó Phật mà nghe Pháp cả.
Vua Vô Tránh Niệm quan sát khắp đủ mọi lẽ, bèn ngắm nhìn thân mình, rồi trở lại ngó Phật, mắt sững không nháy, lòng thiệt hoan nghênh, cái tâm niệm tín ngưỡng tự nhiên phát lộ, liền đảnh lễ Ngài và đi xung quanh ba vòng, rồi cũng ngồi xuống một bên Ngài mà chăm nghe lời giảng dạy.
Vua nghe đức Bảo Tạng Như Lai diễn đủ các Pháp, thì lòng đã mở thông, căn thân thanh tịnh, rõ đường giải khổ, biết sự làm lành, liền quỳ xuống chấp tay mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi muốn sắm đủ những đồ ăn uống: áo chăn, mền nệm và thuốc men, đặng dưng cúng cho Ngài và đại chúng luôn trọn ba tháng ở đây mà giảng đạo, xin Ngài từ bi ai nạp”.
Vua Vô Tránh Niệm thấy Phật nhận lời, liền trở về truyền lịnh sắm sửa đủ mọi lễ, cứ đúng buổi mà dưng cúng không hề trễ nãi.
Vua lại khuyên bảo các vị vương tử, đại thần, quyến thuộc và nhơn dân rằng: “Các ngươi có biết hay không?
Nay Trẫm đã mở lòng bố thí, kính thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai và đại chúng đến mà cúng dường trọn ba tháng. Những đồ báu trọng ngon đẹp của Trẫm thọ dụng bấy lâu nay đều đem dâng cúng tất cả. Các ngươi cũng thể theo ý Trẫm xả bớt huyễn tài mà cúng Phật Tăng đặng cầu phước báu”
Cả thảy đều vâng lời vua khuyên, hết lòng sắm sửa lễ vật mà dưng cúng Phật.
Có một hôm, quan Đại thần Bảo Hải, là phụ thân Đức Bảo Tạng Như Lai, nằm chiêm bao thấy vua Vô Tránh Niệm làm sự bố thí thì lớn, mà việc cầu phước báu thì nhỏ. Sự ao ước của vua còn thuộc về phước hữu lậu trong cõi nhơn thiên, chưa thoát ra khỏi luân hồi sanh tử.
Vậy nên quan Đại thần chẳng đặng vui lòng, vì ý của ông muốn làm sao cho vua phát tâm cầu quả Bồ đề, tu thành Phật đạo mà cứu vớt mọi loài chúng sanh, chớ không muốn cho vua cầu phước báu nhỏ nhen như hàng tiểu dân vậy.
Quan Đại thần suy nghĩ như vậy, bèn đến chỗ Phật Bảo Tạng Như Lai tỏ điềm chiêm bao ấy, và tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng: “Muôn tâu Đại Vương! Xin suy nghĩ đến việc này. Về sự sanh tử luân hồi phải bỏ thân này mang lốt khác, nên khó đặng thân người. Nay Đại Vương đã cảm lấy phước báu làm đặng vương thân, thiệt là quí báu biết dường nào! Các Đức Phật tùy cơ duyên của chúng sanh cảm triệu mà ứng hiện ra đời, cũng như bông ưu đàm ứng thời mà nở, thiệt là ít có! Nay Đại Vương gặp Phật xuất thế, thì phần hân hạnh biết bao! Dứt trừ lòng dục vọng, làm mọi sự phước duyên, cũng là việc khó mà Đại vương làm đặng như vậy, thiệt là ít ai bì đặng!
Xin Đại Vương thứ lỗi cho ngu thần hỏi lời này: Ngày nay Đại Vương cúng dường Phật Tăng, dùng phước duyên đó mà cầu nguyện những việc chi, xin cho ngu thần rõ.
Nếu Đại Vương muốn cầu sanh về cõi Trời mà làm một vị thiên tử hưởng sự phước thọ hay là muốn cầu sanh về cõi Nhơn gian làm vua Chuyển Luân, thống lãnh bốn châu thiên hạ như ngày nay vậy, thì cũng còn ở trong khổ ải, chớ chưa ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Thưa Đại Vương! Hai sự phước báu tôi đã trần tấu đó đều là tướng vô định, đều là sự vô thường, thí như cơn gió thổi, dường tợ đám mây tan, có chắc chắn lâu dài chi đâu mà phải cầu nguyện!
Nếu sanh về cõi Trời, khi hưởng sự khoái lạc mà có tạo ác nghiệp, thì cũng phải đọa vào địa ngục, đặng chịu khổ. Còn như sanh về cõi nhơn gian, thì lại chịu mọi sự khổ não phần thì oán cừu gặp gỡ, phần thì ân ái chia lìa cái khổ trạng ấy không thể kể xiết.
Vì Đại Vương nhờ nhân duyên tu phước đời trước, nên mới hưởng đặng sự tôn vinh như vầy. Nếu nay Đại vương giữ gìn giới luật, thì sẽ đặng phước báu lớn hơn nữa: còn như tu học chánh pháp, thì sẽ thành chưởng trí.
Vậy xin Đại vương nên phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề, chớ đừng cầu nguyện những việc phước nhỏ nhen như hạng người thường kia vậy.
Vua Vô Tránh Niệm nghe quan Đại thần Bảo Hải khuyến thỉnh như thế, thì tâm lượng tự nhiên mở rộng, liền đáp rằng: “ Trẫm chẳng cầu những việc như khanh nói đó đâu! Trẫm muốn trải khắp trong đường sanh tử, làm sự bố thí, trì giới, hầu nghe những pháp mầu nhiệm, tu hạnh Bồ Tát và cứu vớt chúng sanh, do nhân duyên ấy mà phát tâm Bồ Đề”.
Đại thần Bảo Hải lại nói rằng: “Bồ đề là một đạo rất trong sạch sáng suốt, rất ngay thẳng chính đáng rất trang nghiêm tốt đẹp, rất rộng lớn cao sâu, khắp cả hư không, trùm cả sa giới rất có oai thần mảnh lực.
Vả lại đạo Bồ đề là hạnh bố thí, sẽ đặng giàu sang, là hạnh trì giới, sẽ đặng thanh tịnh, là hạnh nhẫn nhục, sẽ đặng vô ngã, là hạnh tinh tấn, sẽ đặng bất thối, là hạnh thiền định, sẽ đặng vắng lặng, là hạnh Bát nhã, sẽ đặng sáng suốt.
Tu được như vậy mới đến chỗ an lạc và mới chứng đặng quả Niết Bàn. Vậy xin Đại vương nên phát tâm mà cầu đạo ấy.
Vua Vô Tránh Niệm đáp rằng: “Này khanh! Đương thời trung kiếp, mỗi người sống lâu chỉ có tám vạn tuổi mà thôi! Nay Đức Bảo Tạng Như Lai ứng hiện ra đời mà giáo hóa chúng sanh, hoặc có kẻ chứng pháp Tam muội, hoặc có người đặng bực Bồ Tát, hoặc đặng thọ ký làm Phật, hoặc đặng quả báo nơi cõi Nhơn Thiên. Trong hàng chúng sanh có một người nào không trồng căn lành mà Đức Như Lai chẳng nói Pháp đoạn khổ.
Tuy Ngài là phước điền của chúng sanh, song những người không có căn lành thì Ngài không có thể hóa độ cho dứt đặng mọi sự khổ não”.
Nay Trẫm phát Bồ đề tâm, tu Bồ Tát hạnh, học đạo Đại thừa, chứng pháp môn rất mầu nhiệm, chuyên làm Phật sự mà giáo hóa chúng sanh. Trẫm muốn cầu làm sao cho khi thành Đạo Bồ đề, thì Thế giới đặng trang nghiêm thanh tịnh chúng sanh không còn có một chút khổ gì. Nếu đặng như vậy thì Trẫm sẽ chứng đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Vua Vô Tránh Niệm nói như vậy rồi, bèn đi với quan Đại thần Bảo Hải đến chỗ Đức Bảo Tạng Như Lai, thấy Ngài đương nhập định, lại dùng phép thần thông biến hóa và phóng hào quang sáng suốt, hiện cả mười phương thế giới của Chư Phật ra trước mặt cho chúng hội xem: hoặc có cõi Phật đã Niết Bàn rồi, hoặc có cõi Phật đương Niết Bàn, hoặc có các cõi vị Bồ Tát mới ngồi nơi đạo tràng dưới cây Bồ đề, đương hàng phục chúng ma, hoặc có cõi Phật mới thành đạo và mới nói Pháp, hoặc có cõi Phật thành đạo đã lâu, đương còn nói Pháp, hoặc có thế giới toàn là các bực Bồ tát, hoặc có thế giới toàn là những hàng Thinh Văn và Duyên Giác, hoặc có thế giới không có Phật, Bồ Tát, Thinh Văn và Duyên Giác chi hết, hoặc có thế giới đủ năm món ác trược, hoặc có thế giới đủ các thứ trang nghiêm, hoặc có thế giới hèn dơ nhớp, hoặc có thế giới tốt đẹp lạ thường, hoặc có thế giới mà nhơn dân sống lâu vô cùng, hoặc có thế giới mà nhơn dân thọ mạng ngắn ngủi, hoặc có thế giới thường bị tai nạn thủy hỏa, hoặc có thế giới hằng bị tai nạn gió bão, hoặc có thế giới gần thành tựu, hoặc có thế giới đã thành tựu rồi.
Đại thần Bảo Hải thấy vậy, bèn tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng: “Nay Đại vương nhờ sức oai thần của Đức Như Lai mà đặng thấy các thế giới, vậy Đại vương phát Bồ đề tâm muốn cầu lấy thế giới nào”
Vua chấp tay mà thưa với Đức Bảo Tạng Như Lai rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng biết các vị Bồ Tát tu hạnh gì mà chiếm đặng cõi Phật tốt đẹp trang nghiêm, tu nghiệp gì mà chiếm đặng thế giới xấu xa ác trược.
Do nghiệp gì mà đặng thọ mạng lâu dài, tạo nghiệp gì mà thọ số ngắn ngủi? Xin Ngài chỉ dạy cho tôi biết mà tu học”.
Đức Bảo Tạng Như Lai nói rằng: “Vì bởi các vị Bồ Tát có sức thệ nguyện, muốn ở cõi thế giới thanh tịnh, không có các điều ác trược, nên sau khi thành đạo được về ở cõi ấy rất trang nghiêm.
Còn các vị Bồ Tát nào do sức thệ nguyện, muốn ở cõi thế giới ngũ trược đủ sự phiền não, nên sau khi thành đạo về ở cõi ấy”.
Vua Vô Tránh Niệm lễ Phật rồi lui trở về trong cung, một mình ngồi im lìm mà suy nghĩ đến sự thệ nguyện của mình, mong cầu cho đặng cõi cực kỳ tốt đẹp, đặng tiếp dẫn chúng sanh.
Suy nghĩ rồi vua bèn trở lại lễ Phật mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Vì tôi muốn chứng đạo Bồ đề, nên đem công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng mà cầu đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm.
Bạch đức Thế Tôn!
1- Nay tôi nguyện trong khi tôi thành Phật, làm sao đặng một thế giới đủ sự vui đẹp, hình dạng nhơn dân trong cõi ấy toàn là sức vàng và không có những đường địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh xen ở chung lộn. Hết thảy chúng sanh nơi cõi ấy chẳng khi nào còn phải thối chuyển mà đọa vào trong ba đường dữ đó nữa, và người nào cũng đủ sáu phép thần thông và căn thân tốt đẹp.
2- Tôi nguyện tất cả chúng sanh được về cõi ấy, đều thành đàn ông tươi tốt vô cùng, không còn thọ báo sắc thân đàn bà và cũng chẳng cần có danh hiệu của người đàn bà nữa. Hết thảy chúng sanh khi được về đó, thần thức đầu thai trong bông sen, lúc bông nở ra thì căn thân xinh tốt, thọ mạng lâu dài, không kể xiết đặng.
3- Tôi nguyện cõi ấy đặng trang nghiêm, cảnh vật thiệt xinh đẹp, không có mọi sự nhiễm trược, hằng có hoa tốt hương thơm mùi bay các hướng.
4- Tôi nguyện cho chúng sanh trong cõi ấy, ai nấy cũng đều đặng ba mươi hai tướng tốt, sáu phép thần thông, trong giây phút dạo khắp các cõi Phật trong mười phương, đặng cúng dường và nghe Pháp, rồi trở về cũng chưa trễ buổi ăn.
5- Tôi nguyện nhơn dân trong cõi ấy đều đặng mọi sự thọ dụng tự nhiên, đúng giờ ăn thì có đủ các món ngon vật lạ hiện ra trước mắt, còn muốn bận đồ gì thì có áo xiêm tốt đẹp hiện ra bên mình, không cần phải sắm sửa như trong cõi nhơn gian vậy.
6- Tôi phát nguyện cầu đặng cõi Phật như vậy, đặng từ rày về sau, đời đời kiếp kiếp, thường tu hạnh Bồ tát, làm sự hi hữu mà tạo thành cõi Tịnh Độ, đến thời kỳ chứng đạo thì ngồi dưới cây Bồ đề mà thành quả Chánh Giác, phóng hào quang soi các thế giới cho các Đức Phật đều xem thấy, đặng khen ngợi danh hiệu của tôi.
7- Tôi nguyện khi thành Phật rồi, những loài chúng sanh ở trong thế giới khác, đã có tu tập thiện căn, hễ nghe danh hiệu tôi mà muốn sanh về cõi tôi, đến khi lâm chung đặng vãng sanh, chỉ trừ những người phạm tội ngũ nghịch, tội chê bai các Pháp Đại thừa và phá hư Chánh Pháp mà thôi.
8- Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, mà có chúng sanh ở các thế giới đã phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát đạo, muốn sanh về cõi tôi, thì đến khi mạng chung, tôi và đệ tử tôi đều hiện thân đến trước mặt người ấy đặng tiếp dẫn.
9- Tôi nguyện khi tôi nhập diệt, trải vô số kiếp về sau những người nữ nhơn ở trong các thế giới nghe danh hiệu tôi mà chăm lòng vui mến và phát Bồ đề tâm, cho đến lúc thành Phật, cứ cảm báo đặng làm thân đàn ông hoài, chớ không khi nào còn mang lấy thân đàn bà nữa.
Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng cõi Phật như vậy, chúng sanh như vậy, mọi sự thanh tịnh trang nghiêm như vậy, thì tôi mới chịu thành Phật.
Đức Bảo Tạng Như Lai nghe vua Vô Tránh Niệm nguyện mấy lời ấy rồi khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Đại vương phát nguyện sâu lớn, muốn cõi thanh tịnh. Kìa Đại vương hãy xem qua hướng Tây, cách trăm ngàn muôn ức cõi Phật có một thế giới gọi là Tôn Thiện Vô Cấu, giáo chủ cõi ấy hiệu là Tôn Âm Vương Như Lai, hiện nay đương vì các bực Bồ Tát mà giảng dạy Pháp Đại thừa, giáo hóa các người Thượng căn, chứ không diễn thuyết mấy Pháp quyền tiểu”.
Trong cõi ấy cũng không có chúng sanh căn trí Tiểu thừa và cũng không có một người nữ nhân. Nhưng y báo (y báo là cảnh vật) và chánh báo (chánh báo là căn thân) của Phật Tôn Âm Vương Như Lai thiệt thanh tịnh trang nghiêm, rất xứng hiệp với chỗ cầu nguyện của Đại vương đó! Vì Đại vương có thệ nguyện muôn cõi thanh tịnh, nên nay Ta đổi hiệu Đại vương là Vô Lượng Thanh Tịnh.
Khi Vô Lượng Thanh Tịnh mãn một trung kiếp, thì Đức Phật Tôn Âm Vương Như Lai nhập Niết Bàn, Chánh Pháp truyền bá đặng mười trung kiếp. Đến khi diệt rồi, trải qua sáu mươi trung kiếp, thì cõi Tôn thiện vô cấu đổi tên lại là: Di Lâu Quang Minh có Đức Phật, hiệu là Bất Khả Tư Nghị Công Đức Vương Như Lai, ứng hiện ra đời mà hóa đạo chúng sanh. Sau khi Đức Phật ấy nhập Niết Bàn rồi, trải vô số hằng sa kiếp và vô lượng Phật diệt độ, thì cõi Di lâu Quang Minh đổi tên lại là: An lạc, đến thời kỳ Vô Lượng Thanh Tịnh chứng quả về cõi đó mà thành Phật thì hiệu là: A Di Đà Như Lai (dịch là Vô Lượng Thọ), sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sanh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả.
Vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng Như Lai thọ ký như vậy liền thưa rằng: “Bạch Đức thế Tôn! Nếu lòng thệ nguyện của tôi quả đặng y như lời thọ ký của Ngài, thì tôi kỉnh lễ xin nhờ Ngài dùng phép thần thông làm cho các Đức Phật ở trong hằng sa thế giới cũng thọ ký cho tôi như Ngài nữa”.
Vua Vô Tránh Niệm thưa rồi, đương cúi đầu thi lễ, tức thì mười phương thế giới thảy đều vang động.
Vua ở trong pháp Hội nghe Chư Phật đều thọ ký cũng như lời Đức Phật Bảo Tạng đã nói trên đó, thì rất đổi vui mừng, liền chấp tay đảnh lễ, rồi ngồi nghe Phật Bảo Tạng thọ ký cho các vị Bồ Tát khác.
Từ đó về sau, vua Vô Tránh Niệm mạng chung thọ sanh ra các đời khác, kiếp nào cũng giữ lời bổn nguyện, tu hạnh Bồ Tát cứu độ chúng sanh, trải vô lượng kiếp quả mãn công viên hiện thành Chánh Giác, đến nay đã mười đại kiếp rồi, Ngài ở cõi Cực Lạc Thế Giới bên Tây Phương, đương giảng dạy các Pháp Đại Thừa và hằng tiếp dẫn chúng sanh đem về cõi ấy.
PHONG THỦY MAXI
Địa chỉ:
- CS1: 229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
- CS2: CT3B-X2, Bắc Linh Đàm
Hotline: 0974.622.815 - 0961.725.188
Email: lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn