Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

3 MẸO NHỎ GIÚP DÂN CÔNG SỞ XUA ĐUỔI VẬN XUI, MAY MẮN ẦM ẦM KÉO ĐẾN NĂM MỚI NÀY

1. Dọn dẹp nhà cửa
Dân công sở đừng quá mải mê tìm kiếm những đồ vật phong thủy để chấn hưng tài vận. Thay vào đó, hãy dành 2 ngày cuối tuần làm một việc đơn giản là: dọn dẹp nhà cửa. Theo phong thủy, một ngôi nhà dù ở hướng tốt, nhưng quá bề bộn, sẽ ngăn cản nguồn năng lượng tích cực gõ cửa và mang đến phúc khí cho gia đình.
Vậy nên, thay vì lười biếng, xem phim, chơi điện thoại, hãy xắn tay áo lên và dọn dẹp lại nhà cửa thật gọn gàng, ngăn nắp, “tinh tươm không một hạt bụi”.
2. Ăn trứng vịt lộn
3 mẹo nhỏ giúp dân công sở xua đuổi vận xui, may mắn ầm ầm kéo đến-1
Trứng vịt lộn không chỉ là một món ăn dân giã của Việt Nam, mà còn là “lá bùa may mắn” ít ai ngờ tới. Theo quan niệm dân gian, ông cha ta thường dùng trứng vịt lộn để xua đuổi tà ma, hóa giải điềm xui xẻo. Mỗi khi gặp chuyện không may, ta ăn trứng vịt lộn theo số lượng lẻ như 1,3,5…
Và bước quan trọng nhất tuyệt đối không được bỏ qua. Khi ăn xong hãy bóp nát phần vỏ, như vậy vận xui mới theo gió bay đi mãi mãi được.
3 mẹo nhỏ giúp dân công sở xua đuổi vận xui, may mắn ầm ầm kéo đến-2
Thắp hương là hành động đơn giản, nhưng hiệu quả nhất để được tổ tiên phù hộ, độ trì. Thắp hương, đặc biệt là bằng gỗ trầm với một tấm lòng thành kính sẽ giúp gia tăng vận khí, hóa giải hung tinh, trấn hưng tinh thần, tâm tình thoải mái. Dân văn phòng nên nhớ, khi thắp hương cho thân phật, gia tiên,... tuyệt đối không nên thắp theo số chẵn.
Theo: thegioivatphamphongthuy

Chuột vàng phong thủy “khổng lồ” cho năm Canh Tý 2020

Với kích thước chiều rộng 74 mm, dài 91,7 mm và cao 111 mm và có phần đế vuông các cạnh kích thước 36,3 mm, tổng chiều cao của tháp là 400mm, cùng trọng lượng 250 gram (tương đương gần 10 cây vàng), sản phẩm chuột vàng Kim Tý ôm tháp Landmark 81 của công ty CP Ancarat đang được coi là mẫu chuột vàng 9999 to nhất Việt Nam. 
Theo các chuyên gia chế tác chia sẻ, việc hình thành ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm gặp khá nhiều khó khăn do kích thước quá to, trong quá trình đổ khuôn, chuốt sáp sản phẩm đã vượt quá công suất xử lý của máy khiến sản phẩm không thể định hình được, thậm chí gây cháy khuôn sáp. Sau khi đã điều chỉnh tỷ lệ và kích thước hợp lý thì sản phẩm mới hoàn thành.
Khi chia sẻ về lý do cho ra đời mẫu chuột vàng này, đại diện Ancarat cho biết, năm 2020 Canh Tý sắp tới và đây được dự đoán sẽ là một năm khởi đầu với những thuận lợi và thành công. Đồng thời, achuột là con vật đầu tiên trong 12 con giáp, là loài vật nhỏ bé nhưng có sự thông minh, nhanh nhẹn nhất, chuột trở thành biểu tượng của sự may mắn, và còn có ý nghĩa về lộc đường con cái. 
Và theo các chuyên gia phong thuỷ, chuột mang đến sự sung túc và thịnh vượng bởi chúng là loài tìm kiếm thức ăn nhanh, sinh sản tốt. Nơi nào có chuột đến nghĩa là nơi đó sẽ có của ăn của để dồi dào.
Bên cạnh đó, Landmark 81 cũng là công trình tòa tháp cao nhất Việt Nam được thiết kế và thi công hoàn toàn bởi người Việt. Sự kết hợp giữa mẫu Chuột vàng Kim Tý và tòa tháp Landmark là sự thể hiện mong muốn một năm mới 2020 với những may mắn, thịnh vượng và thành công mới vươn đến những tầm cao mới./.
Theo:BL

Để biết thêm về vật phẩm phong thủy hãy đến với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
Địa chỉ: 229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội
SDT: 0974.622.815 - 0961.725.188
Gmail: lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

Website: thegioivatphamphongthuy.vn

DỰ KIẾN CÓ 45 TIÊU CHÍ CHO BỘ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH

(GDVN) – Với 45 tiêu chí chia thành 4 nhóm: Mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp dạy học. Thiết kế và cấu trúc. Kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ. Hỗ trợ người dùng sách.
Bộ GD&ĐT vừa đưa ra Dự thảo bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh dùng cho các cấp phổ thông. Đây sẽ là bộ tiêu chí làm căn cứ để đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh sử dụng ở các cấp học phổ thông.
Là căn cứ để các chuyên gia, hội đồng thẩm định sách giáo khoa đánh giá, thẩm định sách giáo khoa tiếng Anh ở các cấp học phổ thông. Cũng làm căn cứ để các tác giả, nhà xuất bản tổ chức biên soạn sách giáo khoa tiếng Anh cho các cấp học phổ thông.
Bộ tiêu chí này sẽ hỗ trợ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh lựa chọn sử dụng sách giáo khoa tiếng Anh có chất lượng trong quá trình dạy và học. Giúp cho các nhà quản lý giáo dục các cấp có định hướng trong chỉ đạo, lựa chọn sử dụng sách giáo khoa tiếng Anh tại các trường phổ thông.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Theo đó, mỗi tiêu chí được đánh giá theo 3 mức điểm gồm: 0 (không đạt); 1 (đạt) và 2 (tốt). Sách giáo khoa được đánh giá với 45 tiêu chí đạt mức điểm 1 và 2 tương đương tổng số điểm đánh giá từ 60 đến 90 và không có điểm 0 nào sẽ được đề xuất là phù hợp với một chương trình cụ thể.
Trường hợp trong quá trình sử dụng, giữa bản tiếng Anh và bản tiếng Việt có sự khác với quy định thì áp dụng theo nội dung của bản Tiếng Việt.
Nhóm 1: Nhóm tiêu chí này đánh giá sự phù hợp của sách giáo khoa đối với chương trình giảng dạy, mục tiêu giảng dạy, đối tượng người học. Phương pháp tiếp cận, đường hướng, thủ thuật giảng dạy tiếng Anh được đánh giá để đảm bảo mức độ tương thích của sách với xu hướng cập nhật trong giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam và trên thế giới.
Các yêu cầu của nhóm tiêu chí này được đánh số từ 1-10 như sau:
Tiêu chíMô tả
1Sách đảm bảo là cơ sở cho việc dạy học, đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của chương trình, phù hợp với thời lượng dạy học.
2Thành phần, kết cấu, cách trình bày nội dung của sách giúp giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện hỗ trợ dạy học phù hợp.
3Nội dung của sách phù hợp với văn hoá của người học, đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm của người học.
4Sách có tính nhất quán giữa các thành tố của quá trình dạy học về mục tiêu, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, phương tiện dạy học.
5Sách có sự phát triển cân bằng giữa bốn kỹ năng chính là Nghe, Nói, Đọc và Viết.
6Sách thể hiện phương pháp giảng dạy hiện đại, nhất quán với mục tiêu và theo đường hướng hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, phát huy tính tích cực của người học.
7Phương pháp giảng dạy được sử dụng trong sách có thể áp dụng dễ dàng đối với giáo viên.
8Các hoạt động dạy học được thiết kế phong phú, đa dạng, cho phép giáo viên áp dụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với đối tượng người học.
9Các hoạt động dạy học trong sách đều có mục đích, phát triển cân bằng các mục tiêu về kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ và tạo cơ hội làm việc cá nhân, theo cặp và nhóm của người học.
10Sách đáp ứng tính thống nhất, liền mạch về nội dung và kỹ năng ngôn ngữ cũng như tương thích với yêu cầu về chuẩn đầu ra của từng bậc học theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Nhóm tiêu chí về thiết kế và cấu trúc (gồm 8 tiêu chí)
Nhóm tiêu chí này giúp đánh giá tổng quan thiết kế của sách, tính khoa học, hợp lý trong việc tổ chức các phần nội dung và một số thuộc tính vật chất cần thiết của sách.
Các yêu cầu của nhóm tiêu chí này được đánh số từ 11-18 như sau:
Tiêu chíMô tả
11Bìa sách được thiết kế đẹp, thông tin đầy đủ, rõ ràng (tên sách, đối tượng dùng sách, trình độ, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, v.v.), các tiêu đề, biểu tượng, loại chữ, dấu câu, số trang v.v. được sử dụng nhất quán, theo thông lệ, và không có lỗi in ấn.
12Sách có cấu trúc khoa học, hệ thống và hợp lý với đầy đủ các phần như Giới thiệu chung, Mục lục, Các bài học, Các bài ôn tập, Hệ thống hoá nội dung ngữ pháp, Tóm tắt nội dung ngữ âm, Danh mục từ vựng, Chú giải văn hoá, Tài liệu tham khảo…
13Sách có tranh ảnh minh hoạ sinh động, tương thích với nội dung bài học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của người học và văn hoá, phong tục của Việt Nam.
14Tranh ảnh minh hoạ trong sách có tác dụng kích thích sáng tạo của giáo viên và người học, gợi mở tình huống giao tiếp và hỗ trợ thực hành ngôn ngữ.
15Khổ sách, trọng lượng sách, số lượng và kích cỡ tranh ảnh trong sách phù hợp với lứa tuổi người học.
16Nội dung các đơn vị bài học của sách thuận tiện trong việc phân chia thời lượng tiết học tương ứng với từng cấp học.
17Sách đảm bảo tỷ lệ cân đối, hài hoà giữa các phần giới thiệu kiến thức mới và luyện tập, thực hành kỹ năng.
18Sách có các bài ôn tập và bài kiểm tra định kỳ nhằm hệ thống hoá và củng cố kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ đã học.
Các nhóm tiêu chí khác xem tại đây. 
Theo:Phương Thảo
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 

CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÊNH CHUẨN Ở NHIỀU NƠI, VÌ SAO?

Việc đào tạo giáo viên tiếng Anh từ các trường sư phạm không theo chuẩn; bậc tiểu học hiện không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên không thu hút được giáo viên giỏi.

Tỉ lệ giáo viên (GV) tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố là con số gây lo lắng. Trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tình trạng giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn là dễ hiểu bởi từ trước đến nay, đào tạo giáo viên trong nước không có chuẩn như giáo viên bản ngữ.
Không có biên chế, trả lương ít
Chị Nguyễn Lan Chi – phụ huynh học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học của quận Cầu Giấy, Hà Nội – cho biết con gái chị thường xuyên phàn nàn về giờ học tiếng Anh ở lớp. “Đi học tiếng Anh ở trung tâm thì cháu rất hứng thú nhưng học ở trường thì cháu chán, thậm chí còn ghét môn học này. Cháu nói cô giáo dạy tiếng Anh ở trường phát âm không đúng như trong đĩa cũng như các cô giáo dạy ở trung tâm ” – chị Lan Chi kể lại và đem chuyện này nói với hiệu trưởng thì được giải thích rằng vì nhà trường không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên trường phải ký hợp đồng với GV bên ngoài. “Cô hiệu trưởng cũng cho biết thu nhập GV ngoài biên chế rất thấp, trong khi không có thêm khoản thu nhập nào khác nên rất khó thu hút được GV có chất lượng như yêu cầu mà Bộ GD-ĐT đặt ra, mong các phụ huynh thông cảm chờ trường tuyển GV khác” – chị Lan Chi kể.
Giờ học tiếng Anh tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TPHCM
Khó khăn trong việc tuyển chọn giáo viên tiếng Anh của trường tiểu học này cũng là khó khăn chung của tất cả các trường trên toàn quốc. Chế độ đãi ngộ giáo viên tiếng Anh còn thấp là nguyên nhân quan trọng khiến các trường khó kiếm được người giỏi tham gia giảng dạy. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương, cho biết vì bậc tiểu học không có biên chế giáo viên tiếng Anh nên chi phí để chi trả cho GV là vô cùng khó khăn, phải vận dụng theo cách xã hội hóa. Trong khi đó, nhiều GV cho rằng mức chi trả cho công tác xây dựng chương trình biên soạn giáo khoa, tài liệu giảng dạy, lương hợp đồng của GV quá thấp, không phù hợp thực tiễn. Bà Vũ Thị Tú Anh, Phó trưởng Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, thừa nhận chế độ đãi ngộ với giáo viên thấp do tiếng Anh chưa phải môn học bắt buộc ở bậc tiểu học trong khi biên chế GV bậc này rất ít. Số tiết chuẩn 18 tiết/tuần nhưng thực tế có GV dạy 30-40 tiết/tuần.
Theo thống kê mới nhất của Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, sau 3 năm triển khai đề án (2017-2019), tổng hợp báo cáo của 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ theo quy định vẫn rất cao. Cụ thể, gần 75% giáo viên tiếng Anh tiểu học và gần 90% GV tiếng Anh THPT chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ. Theo PGS-TS Phan Quế, Phó trưởng Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, kết quả khảo sát một số đơn vị cho thấy nếu chiếu theo khung chuẩn châu Âu thì bậc THPT có tới 98% GV chưa đạt yêu cầu. Yêu cầu đặt ra là GV phải có trình độ C1 nhưng hiện nay tuyệt đại đa số GV mới chỉ đạt chuẩn trình độ ở mức độ B1 và B2.
Tại TPHCM, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho biết qua khảo sát sơ bộ, tỉ lệ GV tiếng Anh ở bậc tiểu học, THCS, THPT chưa đạt chuẩn ở TP chiếm khoảng 50%. Ông Chương cho rằng tỉ lệ GV không đạt chuẩn là vấn đề “lịch sử để lại” vì từ trước đến nay chuẩn của GV tiếng Anh lại là chuẩn Việt Nam, nay ngành GD-ĐT áp dụng chuẩn châu Âu, tức chuẩn quốc tế, thì nhiều GV không đạt là dễ hiểu.
TS Đặng Văn Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo khu vực SEAMEO tại Việt Nam, cũng không bất ngờ trước tỉ lệ GV tiếng Anh không đạt chuẩn. Theo ông Hùng, từ sau 1975 đến nay, đầu ra của giáo sinh ngành tiếng Anh ở các trường ĐH chưa bao giờ có chuẩn chung. Nghĩa là sinh viên cứ hoàn thành chương trình đào tạo ở trong trường theo chuẩn của Việt Nam thì nghiễm nhiên ra trường làm GV. “Đào tạo kiểu Việt Nam mà dùng tiêu chuẩn quốc tế làm thước đo thì vênh là phải” – TS Hùng nói.
Nhiều tỉnh không có giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn
Theo khảo sát trình độ GV ngoại ngữ của Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương thì chỉ có 14% GV cấp tiểu học và THCS đạt chuẩn; ở bậc THPT, kết quả còn tệ hại hơn khi chỉ có 4% GV đạt yêu cầu đề ra. Trong khoảng 700 GV tham gia sát hạch, chỉ có chục người vượt qua đợt kiểm tra đầu tiên của Bộ GD-ĐT. Trong số những người trượt, có người chưa đạt trình độ B1 nhưng vẫn đang dạy tiếng Anh theo chương trình tự chọn ở trường, thậm chí có những GV có trình độ năng lực ngoại ngữ thấp hơn so với chuẩn từ 3-4 bậc.
Bà Vũ Thị Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên, cho biết tỉnh chỉ có 12 người đạt B1 và B2, chưa có ai đạt C1. Tại tỉnh Bắc Kạn, kết quả khảo sát trên 250 GV cho thấy tất cả đều không đạt chuẩn. Con số GV đạt chuẩn tại tỉnh Lạng Sơn là 50/780 người được khảo sát trình độ.
Theo: Người Lao Động
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu